Nghiên cứu ứng dụng phương pháp UPLC-MS/MS phân tích dư lượng thuốc hóa trị ung thư ifosfamid có trong các mẫu nước thải xung quanh các bệnh viện có khoa ung bướu thực hiện hóa trị ung thư.

Huỳnh Phương Thảo1, Nguyễn Thị Diễm Linh2, Đỗ Châu Minh Vĩnh Thọ3,
1 Khoa Dược, Trường Đại học Nam Cần Thơ
2 Trung tâm Quản lý phòng Thí nghiệm – Thực hành, Trường Đại học Nam Cần Thơ
3 Khoa Dược, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Ifosfamid, một loại thuốc hóa trị ung thư được nhiều nghiên cứu trên thế giới phát hiện với tần suất cao trong môi trường nước có khả năng gây hại cho sinh vật và con người, tuy nhiên ở Việt Nam hướng nghiên cứu này vẫn còn hạn chế. Trong nghiên cứu này, phương pháp phân tích UPLC-MS/MS kết hợp chiết SPE đã được xây dựng và thẩm định theo hướng dẫn của AOAC và EC 808/2021 để phát hiện dư lượng ifosfamid trong môi trường nước và đánh giá mức độ xuất hiện của nó trong các mẫu nước sông gần các bệnh viện có khoa ung bướu thực hiện hóa trị ung thư tại thành phố Cần Thơ, Việt Nam. Quy trình phân tích đạt độ nhạy cao với giới hạn định lượng là 1 ng/L, độ đúng nằm trong khoảng 85,1 % đến 106,9 % và độ chính xác dao động từ 4,7 % đến 16,4 %. Kết quả phân tích 20 mẫu nước sông thu thập từ các khu vực lân cận 5 bệnh viện có khoa ung bướu tại thành phố Cần Thơ cho thấy sự hiện diện của ifosfamid trong 55 % số mẫu với nồng độ trong khoảng 1,0 - 3,8 ng/L. Đây là công bố đầu tiên ghi nhận sự xuất hiện của ifosfamid trong nước sông ở Việt Nam. Nghiên cứu cho thấy có tình trạng ô nhiễm thuốc hóa trị ung thư trong môi trường nước, là tiền đề cho các nghiên cứu về độc tính và các biện pháp xử lý sự phơi nhiễm các hoá chất ung thư ở Việt Nam trong tương lai.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Heath E., et al. (2020), Fate and Effects of Anticancer Drugs in the Environment, Switzerland: Springer, pp. 103-244.
2. Nassour C., et al. (2020), Occurrence of anticancer drugs in the aquatic environment: a systematic review, Environ Sci Pollut Res Int, 27(2), pp. 1339-1347.
3. Vaudreuil M.A., et al. (2020), A framework for the analysis of polar anticancer drugs in wastewater: On-line extraction coupled to HILIC or reverse phase LC-MS/MS. Talanta, 220, pp. 121407.
4. Ferrando-Climent L., Rodriguez-Mozaz S., and Barcelo D. (2013), Development of a UPLC-MS/MS method for the determination of ten anticancer drugs in hospital and urban
wastewaters, and its application for the screening of human metabolites assisted by information-dependent acquisition tool (IDA) in sewage samples, Anal Bioanal Chem, 405(18), pp. 5937-5952.
5. Garcia-Ac A., et al., (2009), On-line solid-phase extraction of large-volume injections coupled to liquid chromatographytandem mass spectrometry for the quantitation and
confirmation of 14 selected trace organic contaminants in drinking and surface water, J Chromatogr A, 1216(48), pp. 8518-27.
6. Idder S., et al. (2013), Quantitative on-line preconcentrationliquid chromatography coupled with tandem mass spectrometry method for the determination of pharmaceutical compounds in water, Anal Chim Acta, 805, pp. 107-115.
7. Azuma T., et al. (2015), Occurrence and fate of selected anticancer, antimicrobial, and psychotropic pharmaceuticals in an urban river in a subcatchment of the Yodo River basin, Japan, Environ Sci Pollut Res Int, 22(23), pp. 18676-18686.
8. Petrie B., et al. (2016), Multi-residue analysis of 90 emerging contaminants in liquid and solid environmental matrices by ultra-high-performance liquid chromatography tandem mass spectrometry, J Chromatogr A, 1431, pp. 64-78.
9. Martin, J., et al. (2011), Simultaneous determination of a selected group of cytostatic drugs in water using highperformance liquid chromatography-triple-quadrupole mass spectrometry, J Sep Sci, 34(22), pp. 3166-3177.