Nghiên cứu phân lập, tinh chế scopoletin từ dược liệu Mật nhân (Radix Eurycomae longifoliae) làm nguyên liệu thiết lập chuẩn.

Đỗ Thị Ngọc Lan1, Quách Hà Vân2, Nguyễn Tiến Đạt3, Trịnh Văn Lẩu4, Lê Quang Thảo4,5,
1 Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế
2 Viện Đào tạo Dược, Học viện Quân Y
3 Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Công nghệ cao, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam
4 Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương
5 Đại học Y Dược - Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Scopoletin là một coumatin được tổng hợp từ nhiều loài thực vật và có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng. SCOP cũng là một trong những thành phần chính của dược liệu Mật nhân (Radix Eurycoma longifolia), vì vậy đây là một hợp chất rất tiềm năng có thể sử dụng làm chất đánh dấu của dược liệu này. Nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình chiết xuất, phân lập và tinh chế SCOP từ dược liệu Mật nhân phục vụ thiết lập chất chuẩn. Trong đó, bột dược liệu Mật nhân được chiết xuất siêu âm với ethanol 50 %, sau đó cô quay chân không loại ethanol, phân tán với nước và chiết xuất với dichloromethan. Phân đoạn dichloromethan được bay hơi loại dung môi, sau đó phân lập trên cột pha thuận, kết tinh với hỗn hợp của các dung môi dichloromethan và methanol ở các tỷ lệ thích hợp để tạo các tính thể giàu SCOP. Tinh thể giàu SCOP sau đó được tinh chế trên sắc ký cột pha đảo C18 để thu được nguyên liệu SCOP thiết lập chuẩn. Nguyên liệu SCOP, được định tính bằng phổ phổ MS, phổ NMR, UV-VIS, phổ IR và nhiệt độ nóng chảy ở 205,6 oC, chứa 98,59 % scopoletin (C10H8O4) được tính từ lượng tạp chất bay hơi (0,0012 %), tro toàn phần (0,013 %) và tạp chất liên quan (1,41 %) của nguyên liệu đã tinh chế. Do đó, nguyên liệu đã đáp ứng yêu cầu về độ tinh khiết để thiết lập chuẩn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội đồng Dược điển Việt Nam, 2019, Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Thu H.E., Hussain Z., Mohamed I.N., Shuid A.N., 2018, Recent Advances in Antibacterial, Antiprotozoal and Antifungal Trends of Eurycoma longifolia: A Review of Therapeutic Implications and Future Prospects, Current drug targets, 19(14), pp. 1657-71.
3. Thu H.E., Hussain Z., Mohamed I.N., Shuid A.N., 2018, Eurycoma longifolia, A Potential Phytomedicine for the Treatment of Cancer: Evidence of p53-mediated Apoptosis in Cancerous Cells, Current drug targets, 19(10), pp. 1109-26.
4. Bhat R., Karim A.A., 2010, Tongkat Ali (Eurycoma longifolia Jack): a review on its ethnobotany and pharmacological importance, Fitoterapia, 81(7), pp. 669-79.
5. Rehman S.U., Choe K., Yoo H.H., 2016, Review on a Traditional Herbal Medicine, Eurycoma longifolia Jack (Tongkat Ali): Its Traditional Uses, Chemistry, Evidence-Based Pharmacology and Toxicology, Molecules (Basel, Switzerland), 21(3), pp. 331.
6. Chan K.L., Choo C.Y., Morita H., Itokawa H., 1998, High performance liquid chromatography in phytochemical analysis of Eurycoma longifolia, Planta medica, 64(8), pp. 741-5.
7. Parama D., Girisa S., Khatoon E., Kumar A., Alqahtani M.S., Abbas M., et al., 2022, An overview of the pharmacological activities of scopoletin against different chronic diseases, Pharmacological research, 179, pp. 106202.
8. Gao X.Y., Li X.Y., Zhang C.Y., Bai C.Y., 2024, Scopoletin: a review of its pharmacology, pharmacokinetics, and toxicity, Frontiers in pharmacology, 15, pp. 1268464.
9. Đỗ Thị Ngọc Lan, Nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Tiến Đạt, Lê Quang Thảo, 2023, Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời 4 chất 14,15β-dihydroxyklaineanon, scopoletin, eurycomalacton và 9-methoxycanthin-6-on trong cây Bá bệnh (Radix Eurycoma longifolia), Tạp chí Kiểm nghiệm thuốc, 21(80), pp. 27-31.
10. Wu Y.B., Zheng C.J., Qin L.P., Sun L.N., Han T., Jiao L., et al., 2009, Antiosteoporotic activity of anthraquinones from Morinda officinalis on osteoblasts and osteoclasts, Molecules (Basel, Switzerland), 14(1), pp. 573-83.
11. AOAC, 2016, AOAC Official Methods of Analysis in Appendix F: Guidelines for Standard Method Performance Requirements.