Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời ba curcuminoid trong bã nghệ

Phùng Chất1, , Nguyễn Thị Ngọc Hiền1, Hồ Vương Thị Thanh Xuân1
1 Khoa Dược, Trường Đại học Đông Á

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Bisdemethoxycurcumin (BDMC), demethoxycurcumin (DMC) và curcumin là các thành phần chính của curcuminoid, đã được chứng minh là có nhiều hoạt tính sinh học quan trọng. Ở Việt Nam, bã nghệ, một sản phẩm phụ sau khi sản xuất tinh bột nghệ và dầu nghệ, vẫn còn chứa một lượng lớn curcuminoid nhưng rất ít khi được khai thác để sử dụng. Trong nghiên cứu này, một phương pháp HPLC đã được phát triển để định lượng đồng thời ba thành phần chính trên trong bã nghệ nhằm đánh giá hàm lượng curcuminoid còn lại của bã nghệ để định hướng tiếp tục khai thác. Các chất nghiên cứu đã được phân tách riêng biệt trên hệ HPLC gồm cột C18 (250 x 4,6 mm, 5 µm), rửa giải bằng hệ pha động là hỗn hợp của dung dịch acid phosphoric 0,1% và acetonitril (55 : 45) với tốc độ dòng duy trì ở 1,5 ml/min, và detector DAD đặt ở 425 nm. Phương pháp đã được thẩm định đáp ứng các yêu cầu về hiệu năng theo hướng dẫn của AOAC về các tiêu chí độ đặc hiệu, độ tuyến tính, độ đúng, độ lặp lại và độ chính xác trung gian. Áp dụng phương pháp trên, hàm lượng curcuminoid trong 05 mẫu bã nghệ nghiên cứu đã được xác định dao động từ 12,5 % đến 14,5 % (kl/kl).

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội đồng Dược điển Việt Nam - Bộ Y tế (2017), Dược điển Việt Nam V, Hà Nội, Nhà xuất bản Y học.
2. Đỗ Huy Bích và cộng sự (2011), Cây thuốc và Động vật làm thuốc ở Việt Nam, Hà Nội, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
3. H. Ahsan, N. Parveen, NU. Khan, SM. Hadi (1999), Pro-oxidant, anti-oxidant and cleavage activities on DNA of curcumin and its derivatives demethoxycurcumin and bisdemethoxycurcumin, Chemico-biological interactions, 121(2), pp. 161-175.
4. B. K. Adams, et al. (2005), EF24, a novel synthetic curcumin analog, induces apoptosis in cancer cells via a redox-dependent mechanism, Anti-cancer drugs, 16(3), pp. 263-275.
5. M. T. Huang et al. (1995), Effects of curcumin, demethoxycurcumin, bisdemethoxycurcumin and tetrahydrocurcumin on 12-O-tetradecanoylphorbol-13-acetate-induced tumor promotion, Carcinogenesis, 16(10), pp. 2493-2497.
6. S. Kumar, U. Narain, S. Tripathi, K. Misra (2001), Syntheses of Curcumin Bioconjugates and Study of Their Antibacterial Activities against beta-Lactamase-Producing Microorganisms, Bioconjugate chemistry, 12(4), pp. 464-469.
7. A. Unlu, E. Nayir, M. D. Kalenderoglu, O. Kirca, M. Ozdogan (2016), Curcumin (Turmeric) and cancer, Journal of BUON: official journal of the Balkan Union of Oncology, 21(5), pp. 1050-1560.
8. T. Nishiyama, et al. (2005), Curcuminoids and sesquiterpenoids in turmeric (Curcuma longa L.) suppress an increase in blood glucose level in type 2 diabetic KK-Ay mice, Journal of agricultural and food chemistry, 53(4), pp. 959-963.
9. N. Kamalakkannan, R. Rukkumani, P. S. Varma, P. Viswanathan P, K. N. Rajasekharan, V. P. Menon (2005), Comparative effects of curcumin and an analogue of curcumin in carbon tetrachloride-induced hepatotoxicity in rats, Basic & clinical pharmacology & toxicology, 97(1), pp. 15-21.
10. K. I. Priyadarsini KI (2014), The chemistry of curcumin: from extraction to therapeutic agent, Molecules, 19(12), pp. 20091-20112.
11. AOAC International (2016), Appendix F, Guidelines for Standard Method Performance Requirements, http://www.eoma.aoac. org/app_f.pdf.
12. H. Soni, S. Patel, N. Govind, S. Ak (2011), Qualitative and quantitative profile of curcumin from ethanolic extract of Curcuma longa, International Research Journal of Pharmacy 2(4), pp. 180-184.