Đánh giá sự thay đổi hàm lượng anthraquinon toàn phần và tác dụng chống oxy hóa của Hà thủ ô đỏ (Fallopia multiflora) chế theo quy trình Bộ Y tế (Thông tư 30/2017/TT-BYT) và DĐVN V

Nguyễn Thị Hồng Hiểu1, Trần Hoàng Huy1, Truong Minh Nhựt1, Lê Thị Lan Phương1,
1 Khoa Y học cổ truyền, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Rễ củ Hà thủ ô đỏ sống (Fallopia multiflora) được chế biến theo hai quy trình của Thông tư 30/2017/TT-BYT và Dược điển Việt Nam V (DĐVN V). Vị thuốc sau chế được mô tả cảm quan, xác định độ ẩm, độ tro toàn phần, soi bột, định tính và định lượng bằng phương pháp UV. Hà thủ ô đỏ sau khi chế theo quy trình đều có màu nâu sẩm, mùi thơm, vị chát nhẹ. Các cấu tử của bột Hà thủ ô đỏ sau chế được ghi nhận điểm khác biệt về tinh bột biến dạng, tụ thành đám đồng thời không còn các tinh thể calci oxalat hình cầu gai. Độ ẩm mẫu Hà thủ ô đỏ chế theo BYT và DĐVN V thấp hơn trong khi độ tro toàn phần của các mẫu vị thuốc chế cao hơn đáng kể so với mẫu sống. Hàm lượng anthraquinon toàn phần trong Hà thủ ô đỏ chế theo quy trình của BYT và chế theo DĐVN V thấp hơn lần lượt là 1,36 và 1,48 lần so với Hà thủ ô đỏ sống. Ngoài ra, hoạt tính chống oxy hóa của Hà thủ ô đỏ chế theo BYT và DĐVN V thấp hơn so với mẫu Hà thủ ô đỏ sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hội đồng Dược điển Việt Nam (2019), Hà thủ ô đỏ (Radix Fallopiae multiflorae), Dược điển Việt Nam V, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
2. Bounda G.A., Feng YU (2015), Review of clinical studies of Polygonum multiflorum Thunb. and its isolated bioactive compounds, Pharmacognosy Res, 7(3), pp. 36-225.
3. Đào Văn Phan 2020, Thuốc tác dụng trên cơ quan và trên máu, Dược lý học lâm sàng, Nhà xuất bản Y học, tr. 459.
4. Bộ Y tế (2017), Hướng dẫn phương pháp chế biến các vị thuốc cổ truyền. Thông tư số 30/2017/TT-BYT, Hà Nội, tr. 44-45.
5. Nguyễn Bảo Lộc, Nguyễn Thị Tuyết Xuân (2016), Ảnh hưởng của dung môi đến khả năng trích ly một số hợp chất có hoạt tính sinh học từ lá nha đam, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, 46, tr. 30-36.
6. Ndhlala A.R., Moyo M., Van Staden J. (2010), Natural antioxidants: fascinating or mythical biomolecules?, Molecules, 15(10), pp. 6905-30.
7. Bui Thi Thuong, Pham Xuan Sinh, Nguyen Thanh Hai, Nguyen Thi Thanh Binh, Nguyen Xuan Tung (2020), Effect of Traditional Preparation Processing on the Total Phenol Content and Antioxidant Activity of Fallopia multiflora Thunb., VNU Journal of Science: Medical and Pharmaceutical Science, 36(4), pp. 23-30.
8. Wu X., Chen X., Huang Q., Fang D., Li G., Zhang G. (2012), Toxicity of raw and processed roots of Polygonum multiflorum, Fitoterapia, 83(3), pp. 469-475.