Nghiên cứu xác định coumatetralyl và bromadiolon trong máu người bằng sắc ký lỏng khối phổ

Phạm Thị Thu Hà1, Nguyễn Mai Dung1, Đặng Thị Ngọc Lan2, Phạm Quốc Chinh1,
1 Viện Pháp y Quốc gia
2 Trường Đại học Dược Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Trong nghiên cứu này, phương pháp sắc ký lỏng khối phổ LC-MS/MS có độ đặc hiệu, độ nhạy và chính xác cao đã được phát triển để định lượng đồng thời coumatetralyl và bromadiolon trong mẫu máu. Mẫu máu sau khi chiết lỏng-lỏng với dung môi ethyl acetat, tiến hành sắc ký theo chế độ ESI ion âm với kỹ thuật MRM nhằm phát hiện các hợp chất được phân tích. Warfarin-d5 được sử dụng làm chất chuẩn nội (IS). Khoảng tuyến tính đối với từng chất phân tích trong máu nằm trong khoảng từ 0,5 đến 100 ng/mL, với hệ số tương quan lớn hơn 0,99. Giới hạn phát hiện (LOD) của coumatetralyl và bromadiolon lần lượt là 0,04 ng/mL và 0,05 ng/mL. Độ lặp lại trong ngày và khác ngày đều dưới 15 %, với độ đúng dao động từ 83,4 % đến 109,0 %. Phương pháp này đã được áp dụng để phân tích hai mươi mẫu máu nghi ngờ ngộ độc thuốc diệt chuột chống đông máu.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nathan K., Tran M. H. (2015), Long-Acting Anticoagulant Rodenticide (Superwarfarin) Poisoning: A Review of Its Historical Development, Epidemiology, and Clinical Management, Transfusion Medicine Reviews, 29(4), pp. 250 - 258.
2. David D. G., James B. M., et al. (2023), 2022 Annual Report of the National Poison Data System® (NPDS) from America’s Poison Centers®: 40th Annual Report, Clinical Toxicology, 61(10), pp. 717-939.
3. Nguyễn Anh Tuấn, Phạm Thị Vân Anh, Đặng Thị Xuân, Hà Trần Hưng (2021), Đặc điểm lâm sàng và nồng độ độc chất huyết thanh của bệnh nhân ngộ độc cấp hóa chất diệt chuột bromadiolon và flocoumafen, Tạp Chí Y học Việt Nam, 529(1), tr. 315-318.
4. Armentano A., Iammarino M., Magro S. L., & Muscarella M. (2012). Validation and application of multi-residue analysis of eight anticoagulant rodenticides by high-performance liquid chromatography with fluorometric detection. Journal of Veterinary Diagnostic Investigation, 24(2), 307-311.
5. Vindenes V., Karinen R., et al. (2008), Bromadiolone poisoning: LC-MS method and pharmacokinetic data, Journal of Forensic Science, 53 (4), pp. 993– 996.
6. Schaff J.E., Montgomery M.A. (2013), An HPLC–HR-MS–MS method for identification of anticoagulant rodenticides in blood, Journal of Analytical Toxicology., 37 (6), pp. 321–325.
7. Hao G., Junwei W., et al. (2018), Sensitive and simultaneous determination of nine anticoagulant rodenticides in human blood by UPLC–MS-MS with phospholipid removal pretreatment, Journal of Analytical Toxicology, 42 (7), pp. 459–466.
8. ANSI/ASB Standard 036 (2019), Standard Pratices for Method Validation in Forensic Toxicology.
9. The United States - Food and Drug Administration (2018), Guidance for Industry: Bioanalytical Method Validation.