Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng bilastin trong huyết tương người bằng phương pháp LC-MS/MS
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu này đã xây dựng được quy trình đơn giản, đặc hiệu và đủ độ nhạy để định lượng bilastin trong huyết tương bằng kỹ thuật LC-MS/MS. Trong đó, mẫu nghiên cứu gồm hỗn hợp chất phân tích và chất chuẩn nội (carbamazepin) đã được chiết từ huyết tương người bằng phương pháp kết tủa protein với acetonitril. Phương pháp sắc ký sử dụng cột C18 (50 x 2,1 mm, 1,7 µm), rửa giải đẳng dòng với tốc độ 0,2 ml/phút bằng pha động gồm hệ hai dung môi (10 mM amoni format + 0,1 % acid formic) trong nước và (10 mM amoni format + 0,1 % acid formic) trong acetonitril được điều chỉnh ở tỷ lệ thích hợp. Thiết bị UPLC-MS/MS Waters Xevo TQ-XS được vận hành trong kiểu ion hóa dương sử dụng chế độ theo dõi đa phản ứng (MRM), với các tín hiệu 463,8 → 271,72 cho bilastin và 236,7 →164,7 cho chuẩn nội. Quy trình phân tích được thẩm định trên dải nồng độ chất nghiên cứu từ 3 ng/ml đến 600 ng/ml. Độ lặp lại, độ chính xác trung gian đáp ứng yêu cầu và độ thu hồi đạt 91,5 % đến 105,7 %. Quy đã xây dựng là phù hợp cho việc nghiên cứu đánh giá tương đương sinh học của mẫu bilastin.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
bilastin, tương đương sinh học, huyết tương, LC-MS/MS
Tài liệu tham khảo
2. B. Sádaba, J.R. Azanza, A. García-Bea, L. Labeaga, C. Campo, R. Valiente (2019), Bioequivalence Evaluation of Three Pediatric Oral Formulations of Bilastine in Healthy Subjects: Results from a Randomized, Open Label, Crossover Study, European Journal of Drug Metabolism and Pharmacokinetics, https://doi.org/10.1007/s13318-019-00596-2.
3. T. Michinori, Y. Hidetoshi, R. Mónica, et al. (2016), Pharmacokinetics, pharmacodynamics and population pharmacokinetic/ pharmacodynamic modelling of bilastine, a second-generation antihistamine, in healthy Japanese subjects, Clinical Drug Investigation, 36, pp. 1011-1021.
4. J. Gieroń (2019), Determination of bilastine in biological material -analysis of a fatal case, Problems of Forensic Sciences, 119, pp. 225–239.
5. U.S. Department of Health and Human Services Food and Drug Administration (2018), Guidance for Industry - Bioanalytical Method Validation.